Blogger Widgets

Cách pha cà phê Espresso

Espresso

Mặc dù chỉ là một cách pha cà phê, nhưng khi phân loại, Espresso vẫn đứng thành một phần riêng biệt vì tính chất đặc trưng, sự phức tạp trong pha chế và vì cả sự phổ biến của nó nữa. Phương pháp này đòi hỏi phải có các quá trình rang, xay, trộn và pha riêng biệt. Ngày nay, Espresso đã trở nên phổ biến tới mức, nếu bạn chưa từng uống Espresso cũng tương đương với việc bạn chưa bước chân vào Thế Giới Uống Cà Phê!

Espresso là gì?

Cái tên Espresso bắt nguồn từ nước Ý.Trong tiếng Ý, Espresso được gọi là “express”, nghĩa là cà phê có thể được phục vụ cho khách hàng ngay lập tức. Cách pha cà phê Espresso được quy định bởi bốn chữ M’s : “…Macinazione nghĩa là cách xay cà phê, Miscela là cà phê trộn, Macchina là máy pha cà phê, và Mano là bàn tay khéo léo của người thợ pha cà phê…” (Lấy từ www.coffeeresearch.org) Cà phê Espresso sẽ trở nên hoàn hảo nhất nếu bốn chữ “M” trên được thực hiện đúng.

Làm thế nào để pha được một tách Espresso hoàn hảo?

Pha Espresso được đánh giá là một “nghệ thuật”, và người pha cà phê Espresso có thể lấy đây làm một cơ hội để thể hiện đầy đủ tài nghệ pha cà phê của mình. Một tách Espresso hoàn hảo phải có vị ngọt đặc biệt và hương thơm hấp dẫn của cà phê mới xay. Vị của Espresso vừa đậm đà, lại vừa thanh thoát. Thêm vào đó, ít phút sau khi uống,vị thơm của cà phê vẫn lưu lại trong vòm họng.

Những tiêu chuẩn trên khá khắt khe, vậy nguyên tắc ở đây là gì vậy?

Trộn Espresso

Mục đích của việc trộn cà phê Espresso là để tạo ra một loại cà phê có mùi vị đặc biệt mà không loại cà phê riêng lẻ nào có được. Những loại cà phê thường được dùng là cà phê từ Braxin, Mexico, Panama và Peru. Mỗi loại cà phê khác nhau lại cho mùi vị, độ chua, độ đậm đặc và dư vị khác nhau. Điều này đã được bàn tới ở phần Trộn.

Rang Espresso

Hương thơm và vị ngọt là hai yếu tố quan trọng của một tách Espresso ngon. Vì vậy, mục đích của việc rang cà phê Espresso là để giữ lại hương thơm và vị ngọt, cũng như giảm tối đa vị chua và đắng. Việc này có thể được thực hiện bằng cách chọn đúng thời điểm kết thúc, thường là ở thời kì hạt nổ lần thứ nhất.

Có một chú ý: dù bạn có gặp khó khăn trong việc điều hoà độ chua của cà phê thì cũng đừng nên rang đến thời kì hạt nổ lần thứ hai. Việc này là rất quan trọng, vì rang quá lửa sẽ làm mất hương vị và đường trong hạt cà phê, những yếu tố đóng góp rất nhiều trong việc tạo nên hương vị đặc trưng cho Espresso.

Xay Espresso

Người ta thường dùng máy xay kiểu Burr để xay cà phê Espresso. Vì khi tiếp xúc với không khí, những hợp chất chứa hương vị của cà phê rất dễ bị mất đi, quá trình xay phải diễn ra càng nhanh càng tốt. Thời gian xay hợp lí là từ 23-28 giây. Thêm nữa, dụng cụ cũng phải được thay hàng ngày để tránh việc cà phê hút ẩm và mất nhiều thời gian xay hơn.

Pha Espresso

Sau khi xay, cà phê được đưa vào để đo lượng cần thiết và nén. Hai quá trình này cũng rất quan trọng, với mục đích là tạo ra được những “miếng” Espresso chắc và mịn để nước thấm qua dễ dàng hơn. Sau khi được nén, cà phê được đưa vào máy pha Espresso. Dưới đây là một bài báo hướng dẫn pha cà phê Espresso bằng máy lấy từ www.coffeeresearch.org.

Sau khi được rang, trộn, xay, đo lượng cần thiết và nén, cà phê Espresso đã sẵn sàng để pha. Trước khi đặt bộ lọc porta lên đầu máy, hãy cho chừng 2 ounce nước qua phần đầu trước. Quá trình này được gọi là ổn định nhiệt độ. Đặt bộ lọc vào đúng chỗ, sau đó đặt một cốc thủy tinh vào dưới phần vòi của bộ lọc. Nhấn nút để bắt đầu quá trình pha đầu tiên. Quá trình này cho phép nước thấm qua đều khắp các miếng cà phê trước khi sử dụng nước nóng với áp suất cao.

Đối với 1.5 ounce Espresso, thời gian pha kéo dài từ 23-30 giây, tính từ lúc bắt đầu cho tới khi cà phê chảy ra tại miệng vòi. Cà phê chảy ra giống như dòng chảy của mật ong nóng nhỏ giọt. Hãy dừng quá trình pha khi Espresso chuyển dần sang màu nhạt. Nếu quá trình pha kéo dài quá 30 giây thì sử dụng máy xay loại lớn, còn nếu kéo dài không quá 25 giây thì sử dụng loại nhỏ. Khi nén cà phê chú ý không nên nén với những áp suất khác nhau, vì như vậy nước thấm qua sẽ không đều. Nếu điều chỉnh áp suất sai, bạn sẽ thu được kết quả không đúng mong đợi dù có điều chỉnh thời gian đúng. 


Các loại Espresso

1. Latte: Loại Espresso được pha bằng cách cho thêm sữa, rất phổ biến ở Bắc Mỹ. Cà phê loại này bông và khá nhẹ nhàng với nhiều sữa và rất ít cà phê.
2. Mocha: Bản hoà tấu của Espresso và sôcôla đắng. Để pha cà phê loại này, đầu tiên cho sôcôla vào đáy tách, sau đó đổ Espresso lên trên. Cuối cùng là đổ thêm sữa nóng và tận hưởng tách cà phê đầy hương vị sôcôla của bạn.
3. Cappuchino: không giống như Latte và Mocha, đây là một ví dụ tuyệt vời về một tách cà phê “cân bằng về mọi thứ”. Một phần ba là Espresso, một phần ba là sữa nóng, và một phần ba là bọt sữa. Ba nhân tố này tạo ra một tách Espresso “lộng lẫy”, trang điểm bởi một vòng tròn kem sôcôla ở rìa tách. Đây là loại Espresso tuyệt vời mà ai cũng dễ dàng yêu thích.
4. Macchiato: một tách cà phê pha từ Espresso và sữa nóng với bọt sữa ở trên cùng.

-----------------------------------------------------------

Pha cà phê nghệ thuật


Giới thiệu ngắn gọn


Pha cà phê nghệ thuật là cách rót sữa vào cà phê trong tách để tạo nên những hình dạng khác nhau như trái tim, cây hay quả táo. Đây là một cơ hội tuyệt vời để những người pha cà phê giỏi có thể chứng tỏ kỹ thuật và kinh nghiệm của mình. Và một khi đã biết về nghệ thuật pha cà phê, bạn có thể thấy chỉ uống Espresso không là không đủ…

Tạo bọt sữa – Làm cách nào để tạo ra bọt sữa hoàn hảo nhất?

Để pha cà phê nghệ thuật, trước hết chúng ta cần chuẩn bị sữa. Sữa được đun trong máy pha Espresso để tạo nên hỗn hợp sữa nóng và bọt sữa. Bọt sữa rất quan trọng trong việc pha cà phê nghệ thuật, tuy nhiên bạn cũng không thể pha được gì nếu có quá nhiều bọt. khi pha Cappuchino bạn cần rất nhiều bọt sữa nhưng chỉ cần rất ít khi pha latte. “Bọt sữa chuẩn”, cái mà những người pha cà phê chuyên nghiệp mong đợi khi tạo bọt cà phê, là những bọt sữa quyến rũ có kích thước nhỏ li ti. Tuy nhiên ranh giới giữa viêjc tạo ra hai loại bọt này lại rất mong manh. Điều tạo neen sự khác biệt chính là kĩ thuật pha cà phê mà chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn dưới đây:

1. Hãy bắt đầu với sữa tười lạnh và bình đựng sữa cũng lạnh. Phải làm vậy bởi sữa lạnh dễ hoà trộn với không khí và tạo nên bọt (sữa không béo cũng có khả năng tương tự). Sau đó kiểm tra xem dụng cụ tạo bọt đã sạch và khô chưa, chờ đèn báo của máy, và chúng ta bắt đầu!

2. Nhúng dụng cụ tạo bọt vào dưới mặt thoáng của sữa một chút. Ở giai đoạn này, sữa vừa được đun và vừa được tạo bọt. Và đây là cái mà bạn nên để ý: bạn có hai lựa chọn: Lựa chọn 1 - chẳng làm gì cả, cứ để sữa đó cho dụng cụ tạo bọt xoay sở mọi việc, và bạn sẽ thu được một những bọt sữa khổng lồ, giống như bọt mà bạn hay nhìn thấy khi rửa bát!

3. …và lựa chọn 2 – hãy làm như sau: dụng cụ tạo bọt có một lỗ hấp thụ không khí ở thành của nó. Hãy tìm lỗ này, sau đó chỉnh sao cho mặt thoáng của sữa trong bình trùng với lỗ. Giữ nguyên bình sữa để máy tiến hành đun và tạo bọt. Thể tích sữa sẽ nhanh chóng tăng lên, và lúc đó hãy hạ thấp bình xuống MỘT ÍT THÔI. Hãy nhớ rằng mọi cử động đột ngột của bạn lúc này đều có thể tạo nên những bọt sữa cỡ bự ngoài ý muốn.

4. Khi nhiệt độ sữa lên tới gần 100 độ F, hãy nhúng chìm hẳn dụng cụ tạo bọt xuống đáy bình một cách cẩn thận và nhẹ nhàng, sau đó lắc bình sao cho sữa được khuấy lên ngược chiều kim đồng hồ.

5. Khi sữa đạt tới nhiệt độ khoảng 150 độ F, quá trình đun và tạo bọt sữa kết thúc. Hãy khuấy sữa để loại bỏ những bọt sữa cỡ to. Bây giờ hãy chuẩn bị cà phê Espresso ngay đi, và bạn đã sẵn sàng để pha cà phê nghệ thuật với những bọt sữa tí hon!

Pha cà phê nghệ thuật – Hãy biến mình trở thành nghệ nhân pha cà phê thực thụ!

Nào, hãy nhìn vào những gì bạn có: một tách Espresso tuyệt vời, một bình chứa đầy bọt sữa nhỏ một cách hoàn hảo, và một cốc rộng miệng (để có thể nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật rõ hơn). Mọi thứ đều đã sẵn sàng, chỉ còn chờ bạn rót sữa vào. Hãy bắt đầu!

Cầm bình cà phê hơi nghiêng một chút, dựa bình vào thành cốc. Sau đó đổ sữa nóng vào bọt sữa vào chính giữa cốc. Hãy đổ càng cẩn thận và chậm rãi càng tốt. Vì sữa trong bình càng lúc càng ít, bạn phải nâng dần bình lên để đảm bảo sữa chảy đều. Khi cốc đã gần đầy, bắt đầu lắc bình sữa qua lại một cách chậm rãi, trong khi đó vẫn tiếp tục rót sữa. Ở giai đoạn này bạn phải thật chậm rãi và kiên nhẫn, vì chuyển động lắc qua lắc lại này vô cùng nhàm tẻ. Cũng ở giai đoạn này, lá của cây Rosetta bắt đầu hình thành. Sau khi lắc vài lần nữa, bạn cần cho bình sữa tiến gần về phía mình, và cuối cùng hoàn thành hình cái cây bằng cách rót sữa vào phần giữa của hai hàng lá. Tách cà phê nghệ thuật của bạn đã sẵn sàng để thưởng thức rồi đấy! 

Cà phê Espresso


Cà phê espresso được pha chế bằng cách dùng nước nóng nén dưới áp suất cao (khoảng 9 đến 10 bar) qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Pha chế bằng phương pháp này cà phê sẽ rất đậm và trên mặt có một lớp bọt màu nâu (crema) đóng phần quan trọng trong việc tạo hương thơm cho cà phê.
Cà phê espresso thường được uống bằng tách dầy có hâm nóng trước, dung tích vào khoảng 40 ml và có hoặc không pha đường tùy theo khẩu vị. Cà phê espresso thường được phục vụ kèm theo một ly nước.
Cà phê espresso là loại cà phê thường được uống ở Ý và Tây Ban Nha, là những nơi mà người ta gọi nó đơn giản là cà phê. Cà phê espresso có nguồn gốc ở Ý, nơi xuất hiện cách pha cà phê này vào khoảng năm 1930. Espresso bắt nguồn từ tiếng Ý espressivo, từ diễn tả một thức ăn uống được pha chế đặc biệt dành cho thực khách, bắt nguồn từ lúc đầu tiên khi chỉ có cà phê espresso trong các quán bar.
Nguyên liệu
Cà phê Espresso, Coffee - bar, Ẩm thực,
Nguyên liệu pha cà phê espresso vẫn là các hạt cà phê dùng cho các loại cà phê khác nhưng hạt cà phê thường được rang sẫm màu hơn. Điều này rất cần thiết vì qua cách pha dưới áp suất, axít tự nhiên của hạt cà phê bị hòa tan nhanh hơn các phương pháp pha chế thông thường rất nhiều. Cà phê espresso pha từ hạt cà phê thường vì thế sẽ có vị chua khó chịu. Vì hàm lượng axít giảm đi khi rang hạt cà phê nên người ta chống lại hiện tượng này bằng cách rang lâu hơn. Một yếu điểm khi rang lâu là sẽ làm giảm đi hương thơm của cà phê. Nghệ thuật rang cà phê vì thế chính là ở chỗ tìm được sự cân bằng giữa hàm lượng axít và hương thơm cho mỗi loại hạt cà phê hay từng loại pha trộn các hạt cà phê. Khi rang cà phê sẫm màu như vậy hạt cà phê mất đi hàm lượng caffeine nhưng do có vị đậm đà nên cà phê espresso thường lại được cho là một loại cà phê đậm.
 

Cà phê Espresso, Coffee - bar, Ẩm thực,
Thường loại cà phê Arabica (Coffea arabica) có chất lượng cao được dùng làm cà phê espresso. Để cà phê espresso có crema nhiều và đặc hơn người ta pha trộn hạt cà phê Arabia với Robusta (Coffea canephora), loại này không có được hương thơm và vị đậm đà như Arabica. Những người trong giới sành điệu vẫn cãi nhau sôi nổi là 100% Arabica hay phương thức pha trộn 60% Arabica và 40% Robusta sẽ mang lại một ly cà phê espresso hoàn hảo.
Cách pha
Có thể dùng ấm pha cà phê espresso để pha loại cà phê này. Thuộc vào trong số các ấm pha cà phê espresso cổ điển là kiểu “Moka Express” do Alfonso Bialetti thiết kế năm 1933, loại vẫn còn được dùng trong nhiều gia đình trên toàn thế giới ở hình dáng nguyên thủy của nó. Vì ở loại ấm này còn xa mới đạt đến áp suất 8 bar (nhiều nhất chỉ có thể là 1,5 bar) nên chính xác mà nói thì đây không phải là cà phê espresso.
Để pha cà phê espresso ngon và có nhiều crema phải cần dùng đến một máy pha cà phê espresso. Trong máy này nước nóng 88 °C đến 94 °C được ép với áp suất ban đầu vào khoảng 9 bar qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Thời gian chảy qua phải là 25 giây. Nếu lượng nước phù hợp chảy qua nhanh hơn các hương vị không được hòa tan hết, nước chảy qua lớp bột cà phê quá chậm sẽ có quá nhiều chất đắng hòa tan theo.
Cà phê Espresso, Coffee - bar, Ẩm thực,
Định lượng
Viện quốc gia về cà phê espresso của Ý đưa ra các tiêu chuẩn sau đây:
* Lượng cà phê cần dùng: 7 g ± 0,5 g
* Nhiệt độ nước lúc chảy ra khỏi máy: 88°C ± 2°C
* Nhiệt độ cà phê trong tách: 67°C ± 3°C
* Thời gian chảy qua: 25 giây ± 2,5 giây
* Độ nhớt ở 45°C: 1,5 mPa s
* Lượng mỡ tổng cộng: > 2 mg/ml
* Hàm lượng caffeine: 40mg/tách
* Dung tích trong tách (bao gồm crema): 25 ml ± 2,5 ml
Tags: