Blogger Widgets

Địa lý Indonesia


Indonesia (tên chính thức: Cộng hòa Indonesia, tiếng Indonesia: Republik Indonesia; Hán Việt: Nam Dương), là một quốc gia nằm giữa hai lục địa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia gồm 13.487 hòn đảo [2][3] và với dân số khoảng 237 triệu người, đứng thứ tư thế giới vềdân số.
Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới; tuy nhiên trong Hiến pháp Indonesia không hề đề cập tới tôn giáo này. Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và tổng thống do dân bầu. Indonesia có biên giới trên đất liền với Papua New GuineaĐông Timor và Malaysia, ngoài ra giáp các nước SingaporePhilippinesÚc, và lãnh thổ Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Thủ đô là Jakarta và đây cũng đồng thời là thành phố lớn nhất.
Quần đảo Indonesia đã từng là một vùng thương mại quan trọng ít nhất từ thế kỷ 7, khi Vương quốc Srivijaya có hoạt động thương mại vớiTrung Quốc và Ấn Độ. Những vị vua cai trị địa phương dần tiếp thu văn hóa, tôn giáo và các mô hình chính trị Ấn Độ từ những thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, và các vương quốc Ấn Độ giáo cũng như Phật giáo đã bắt đầu phát triển. Lịch sử Indonesia bị ảnh hưởng bởi các cường quốc nước ngoài muốn nhòm ngó các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ. Các nhà buôn Hồi giáo đã đưa tới Đạo Hồi, và các cường quốcChâu Âu đã tranh giành để độc chiếm lĩnh vực thương mại trên các hòn đảo Hương liệu Maluku trong Thời đại Khám phá. Sau ba thế kỷ rưỡi dưới ách thực dân Hà Lan, Indonesia đã giành được độc lập sau Thế chiến thứ hai. Từ đó lịch sử Indonesia rơi vào cảnh biến động với các nguy cơ từ các thảm hoạ thiên nhiên, nạn tham nhũng và chia rẽ cũng như một quá trình dân chủ hoá, và các giai đoạn thay đổi kinh tế nhanh chóng.
Tuy gồm rất nhiều hòn đảo, Indonesia vẫn gồm các nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt. Người Java là nhóm sắc tộc đông đúc và có vị thế chính trị lớn nhất. Với tư cách là một nhà nước duy nhất và một quốc gia, Indonesia đã phát triển một tính đồng nhất được định nghĩa bởi một ngôn ngữ quốc gia, sự đa dạng chủng tộc, sự đa dạng tôn giáo bên trong một dân số đa số Hồi giáo, và một lịch sử thực dân cùng những cuộc nổi dậy chống lại nó.
Khẩu hiệu quốc gia của Indonesia, "Bhinneka tunggal ika" ("Thống nhất trong đa dạng", theo nghĩa đen "nhiều, nhưng là một"), đã thể hiện rõ sự đa dạng hình thành nên quốc gia này. Tuy nhiên, những căng thẳng tôn giáo và chủ nghĩa ly khai đã dẫn tới những xung đột bạo lực đe doạ sự ổn định kinh tế và chính trị. Dù có dân số lớn và nhiều vùng đông đúc, Indonesia vẫn có nhiều khu vực hoang vu và là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học đứng hàng thứ hai thế giới. Nước này rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tuy vậy sự nghèo khó vẫn là một đặc điểm của Indonesia hiện đại.



Bản đồ Indonesia
Indonesia gồm 13.487 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở.[36] Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là JavaSumatraKalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi. Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và SebatikPapua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảoTimor. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp. Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là SurabayaBandungMedan, và Semarang.[37]
Với diện tích 1.919.440 kilômét vuông (741.050 dặm vuông), Indonesia là nước đứng thứ 16 trên thế giới về diện tích đất liền.[38] Mật độ dân số trung bình là 134 người trên kilômét vuông (347 trên dặm vuông), đứng thứ 79 trên thế giới,[39] dù Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới,[40] có mật độ dân số khoảng 940 người trên kilômét vuông (2.435 trên dặm vuông). Nằm ở độ cao 4.884 mét (16.024 ft), Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, và hồ Toba tại Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145 kilômét vuông (442 dặm vuông). Các con sông lớn nhất nước này nằm ở Kalimantan, và gồm các sông Mahakam và Barito; những con sông này là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo.[41]
Núi Semeru và Núi Bromo tại Đông Java. Hoạt động kiến tạo và núi lửa Indonesia ở mức cao nhất trên thế giới.
Indonesia nằm trên các rìa của các mảng kiến tạo Thái Bình DươngÂu Á, và Úc khiến nước này trở thành nơi có nhiều núi lửa và thường xảy ra các vụ động đất. Indonesia có ít nhất 150 núi lửa đang hoạt động,[42] gồm cả Krakatoa và Tambora, cả hai núi lửa này đều đã có những vụ phun trào gây phá hủy lớn trong thế kỷ 19. Vụ phun trào siêu núi lửa Toba khoảng 70.000 năm trước, là một trong những vụ phun trào lớn nhất từng xảy ra, và là một thảm họa toàn cầu. Những thảm họa gần đây liên quan tới hoạt động kiến tạo gồm vụ sóng thần năm 2004 đã giết hại tổng cộng gần 230.000 người[43] và khoảng 167.736 người tính riêng phía bắc Sumatra,[44] và trận động đất Yogyakarta năm 2006. Tuy nhiên, tro núi lửa là một yếu tố đóng góp vào sự màu mỡ của đất trong lịch sử từng giúp nuôi sống mật độ dân cư dày tại Java và Bali.[45]
Nằm dọc theo xích đạo, Indonesia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa mưa và khô riêng biệt. Lượng mưa trung bình hàng năm tại các vùng đất thấp khoảng từ 1.780–3.175 milimét (70–125 in), và lên tới 6.100 milimét (240 in) tại các vùng núi. Các vùng đồi núi—đặc biệt ở bờ biển phía tây Sumatra, Tây Java, Kalimantan, Sulawesi, và Papua—có lượng mưa lớn nhất. Độ ẩm nói chung cao, trung bình khoảng 80%. Nhiệt độ ít thay đổi trong năm; khoảng nhiệt độ ngày trung bình tại Jakarta là 26–30 °C (79–86 °F).[46]
Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ. Đất canh tác 8% (3% được tưới), đồng cỏ 10%, rừng và cây bụi 67%, các đất khác 15%. Khoáng sản chính: dầu khíthiếcnikenbauxitđồngthanvàngbạc.
Diện tích, khí hậu nhiệt đới cùng với hình thế địa lý quần đảo của Indonesia khiến nước này có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ hai thế giới—chỉ sauBrazil[47]— và hệ động thực vật của nó là sự pha trộn của các giống loài Châu Á và Australasia.[48] Khi còn kết nối với lục địa Châu Á, đảo thềm Sunda(Sumatra, Java, Borneo, và Bali) có hệ động vật Châu Á rất phong phú. Các loài thú lớn như hổtê giácđười ươivoi, và báo, từng hiện diện với số lượng lớn tới tận phía đông Bali, nhưng số lượng và diện tích phân bố của chúng đã giảm mạnh, đặc biệt ở Indonesia có loài Rồng komodo (Varanus komodoensis) là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chiều dài con lớn trung bình 2–3 m. Đây là một loại thuộc họ kỳ đà, (Varanidae), và sống trên nhiều đảo của Indonesia, năm 2011 con vật này đã được chọn làm biểu tượng linh vật của SEA Games 26 . Rừng bao phủ khoảng 60% đất nước.[49] Tại Sumatra và Kalimantan, có rất nhiều loài động vật Châu Á. Tuy nhiên, rừng đang suy giảm, và số lượng dân cư đông đảo tại Java càng khiến tình trạng phá rừng tăng cao lấy đất sinh sống và canh tác. Sulawesi, Nusa Tenggara, và Maluku—từng tách rời khỏi lục địa từ lâu—đã phát triển hệ động thực vật của riêng mình.[50] Papua từng là một phần của lục địa Úc, và là nơi có hệ động vật duy nhất có liên quan gần gũi với hệ động thực vật Australia, với hơn 600 loài chim.[51]
Indonesia đứng thứ hai chỉ sau Australia về mức độ loài đặc hữu, với 26% trong tổng số 1.531 loài chim và 39% trong tổng số 515 loài có vú là động vật đặc hữu.[52] Bờ biển dài 80.000 kilômét (50.000 dặm) của Indonesia được bao quanh bởi các biển nhiệt đới cũng đóng góp vào mức độ đa dạng sinh thái cao của nước này. Indonesia có nhiều hệ sinh thái biển và bờ biển, gồm các bãi biển, đụn cátcửa sôngbãi lầyrặng san hô, bãi cỏ biểnbãi bùn ven biển, bãi thuỷ triều, bãi tảo, và các hệ sinh thái nhỏ trong đất liền.[4] Nhà tự nhiên học người Anh, Alfred Wallace, đã mô tả về một đường ranh giới phần bố giữa các loài châu Á và châu Úc.[53] Được gọi là đường Wallace, chạy gần theo hướng bắc nam dọc theo cạnh Thềm Sunda, giữa Kalimantan và Sulawesi, và dọc theo Eo Lombok sâu, giữa Lombok và Bali. Phía tây đường này hệ động thực vật mang nhiều đặc điểm Châu Á; về phía đông Lombok, hệ động thực vật dần mang đặc điểm Australia. Trong cuốn sách The Malay Archipelago năm 1869, Wallace đã miêu tả nhiều loài động vật duy chỉ có ở vùng này.[54] Vùng đảo giữa đường Wallace và New Guinea hiện được gọi là Wallacea.[53]
Dân số cao và cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng của Indonesia đặt ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng và thường không được chú trọng nhiều vì mức độ nghèo đói cao cũng như sự quản lý yếu kém với các nguồn tài nguyên.[55] Các vấn đề này gồm phá rừng trên quy mô lớn (đa số là trái phép) và những trận cháy rừng gây ra những đám khói dày che phủ nhiều vùng phía tây Indonesia, Malaysia và Singapore; khai thác quá mức các nguồn tài nguyên biển; và các vấn đề môi trường đi liền với sự đô thị hóa và phát triển kinh tế quá nhanh, gồm ô nhiễm không khítắc đường, quản lý rác, và xử lý nước thải.[55] Phá hủy môi trường sống đe doạ sự tồn tại của các loài bản địa và đặc hữu, gồm 140 loài thú có vú được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế(IUCN) xác định là đang bị đe dọa, và 15 loài được coi là bị đe dọa tuyệt chủng, gồm cả khỉ Sumatran Orangutan.[56]


Tags: