Cà phê đóng một vai trò quan trọng trong xã hội xuyên suốt lịch sử hiện đại. Ở Châu Phi và Yemen, nó được dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Kết quả là các nhà thờ ở Ethiopia cấm sử dụng cà phê cho đến triều đại Menelik II của Ethiopia.
Ethiopia không chỉ là vùng đất quê nhà của cà phê, mà còn là nơi cà phê được xem như biểu tượng của quyền lực (trong quá khứ tại một số vùng như Harrar, Sidamo..), một thức uống của thần linh, nghi thức cà phê là một lễ nghi tâm linh. Khi tiến hành một Nghi thức cà phê, người Ethiopia cho rằng họ đang giao tiếp với các đấng tối cao (thần linh). Hạt cà phê sau khi “chết” và phù hộ cho một đời sống mới với các ý tưởng mới.
Những khi có một sự kiện quan trọng trong làng, trong cộng đồng; cần bàn luận, giải quyết, quyết định những sự việc lớn; hay chào đón những người khách, người bạn thân quan trọng; và có những việc quan trọng trong gia đình: Ma chay, cưới hỏi… thì một Nghi lễ cà phê được tiến hành. Điều đặc biệt là người thực hiện Nghi thức cà phê theo phong tục luôn là một người phụ nữ.
Biểu diễn Nghi thức cà phê Ethiopia lại Làng cà phê Trung Nguyên
trong khuông khổ Lễ hội cà phê lần 3 - 2011
Người phụ nữ thực hiện nghi thức cà phê theo truyền thống thì cần một loại trang phục cho nghi lễ riêng gọi là trang phục cà phê. Theo thông lệ, có 3 thời điểm trong ngày để tiến hành một nghi thức cà phê: Sáng – Trưa - Tối. Thời gian để tiến hành một nghi thức cà phê đầy đủ thường kéo dài khoảng 2h, và trải qua 3 tuần/vòng thực hiện (buna): Tuần đầu – Abol; Tuần 2 – Tona; Tuần 3 – Baraka. Theo 3 tuần này thì mức độ đậm của cà phê cũng giảm dần.
Lời cầu nguyện điển hình của người Ethiopia khi thực hiện Nghi thức cà phê:
1. Bình cà phê đem lại hòa bình cho chúng ta
Bình cà phê cho con em chúng ta trưởng thành
Cho chúng ta thịnh vương
Che chở cho chúng ta trước loài quỷ dữ
Cho chúng ta mưa và mùa xuân
2. Ashama, hạt cà phê của tôi, hãy mở ra để đem lại hòa bình
Sau đó hãy mở miệng, để cầu nguyện an bình cho chúng tôi
Cứu rỗi chúng tôi khỏi loài quỷ dữ
Đêm Gala cà phê - Đêm họp mặt của các nguyên thủ, chính khách ngoại giao
trong và ngoài nước tại Làng cà phê Trung Nguyên,
trong khuông khổ Lễ hội cà phê lần 3 - 2011
Khi tách cà phê trên tay bạn được mời bởi người Ethiopia là họ đang thể hiện một tình bạn, sự trân trọng và quý mến. Và tất cả mọi người đang giao tiếp với đấng tối cao thông qua cà phê và thông qua người thực hiện nghi thức. Vì vậy khi nhận tách cà phê, người thưởng thức cần thể hiện thái độ, tình cảm biết ơn đối với vị thần cà phê của người Ethiopia, biết ơn với người thực hiện nghi thức cà phê.
Nếu có dịp được tham gia nghi thức cà phê của người Ethiopia. Bạn hãy thưởng tách cà phê hết sức chậm rãi, từ tốn. Nâng tách cà phê lên, tận hưởng mùi hương thơm, màu sắc của nước cà phê và hớp từng ngụm nhỏ để cảm nhận quá trình giao tiếp ấy được diễn ra, cảm nhận sự chân thành của người thực hiện nghi thức và tìm tới những câu trả lời cho vấn đề của gia đình, cộng đồng…
Nếu có dịp được tham gia nghi thức cà phê của người Ethiopia. Bạn hãy thưởng tách cà phê hết sức chậm rãi, từ tốn. Nâng tách cà phê lên, tận hưởng mùi hương thơm, màu sắc của nước cà phê và hớp từng ngụm nhỏ để cảm nhận quá trình giao tiếp ấy được diễn ra, cảm nhận sự chân thành của người thực hiện nghi thức và tìm tới những câu trả lời cho vấn đề của gia đình, cộng đồng…
Biểu diễn Nghi thức cà phê Ethiopia tại Lễ hội cà phê lần 3 - 2011 (Ảnh: Nguyễn Á)
Tại Việt Nam, bạn có thể thưởng thức và tham gia nghi thức pha cà phê Ethiopia ngay giữa trung tâm Thủ phủ cà phê. Công ty Du lịch Đặng Lê và Làng cà phê Trung Nguyên phối hợp tổ chức các chương trình biểu diễn theo yêu cầu tại không gian bên trong thác nước Làng cà phê Trung Nguyên. Vui lòng liên hệ: Công ty Du lịch Đặng Lê - (+84) 3925 1837/ Ext: 1623 |